Đây là đồ thị nến 5 phút trong 6 giờ. Mỗi một giờ có 60 phút – tương đương với 60/5 = 12 cây nến.
Vậy trong 6 giờ sẽ có 6×12 = 72 cây nến, các bạn có thể kiểm tra.
Mỗi một cây nến sẽ cho chúng ta biết giá trị của mỗi giao dịch trong 5 phút.
Hay còn gọi nôm na là đường Fibonacci. Chúng ta nói sơ về đường này nhé, đường này do một ông nào đó nghiên cứu thỏ và tìm ra được dãy số (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144…).
Trong dãy số này ta lấy số trước chia cho số sau sẽ được tỉ lệ vàng là 161.8%.
Ví dụ: 3/2 = 5/3 = 8/5 = 13/8 = 21/13 = 34/21 = 161,8%
Từ con số 161,8% người ta tìm ra các tỉ lệ 23.6%, 38.2%, 50% và 61,8% và vẽ vào biểu đồ trong Poloniex. Đường Fibonacci này dùng để bắt đáy khi giá đang bắt đầu giảm, bạn sẽ phải dự đoán khi giá giảm đến bao nhiêu thì nên mua lại.
Ví dụ: Giả sử tỷ giá của cặp ETH/BTC tăng từ 0.01146 lên đến 0.01210, điều đó có nghĩa là ETH đã tăng được 0.00064. Ta sẽ tính được 23.6%, 38.2%, 50% và 61,8% của 0.00064 là bao nhiêu.
– 23.6% x 0.00064 = 0.00015104
– 38.2% x 0.00064 = 0.00024448
– 50% x 0.00064 = 0.00032
– 61.8% x 0.00064 = 0.00039552
4 kết quả trên cho chúng ta biết các mức quan trọng khi giá ETH sẽ giảm lần tới so với đỉnh điểm. Có nghĩa là giá ETH có thể chạm những mức sau:
– 0.01146 + 0.00015104 = 0.01161104
– 0.01146 + 0.00024448 = 0.01170448
– 0.01146 + 0.00032 = 0.01178
– 0.01146 + 0.00039552 = 0.01185552
Công cụ này chỉ mang tính chất tham khảo, để có thể đưa ra dự đoán chính xác cần kết hợp với nhiều công cụ khác.
SMA Period
Đây là một đường rất quan trọng cần phải biết, đường SMA còn gọi là đường trung bình di động đơn giản cho biết xu hướng của thị trường. Đường SMA ký hiệu là SMA (n) với n tùy chọn cho biết tổng số ngày giao dịch. Các bạn có thể lựa chọn đường SMA tùy vào nhu cầu của bản thân. Đường SMA càng nhỏ thì càng theo sát mức giá hơn. Ví dụ:
- n=10,20,30 => SMA (10) ; SMA (20); SMA(30) => thường dùng cho dự đoán xu hướng ngắn hạn
- n= 50 => SMA (50) => thường dùng cho dự đoán xu hướng trung hạn
- n=100,200 => SMA (100); SMA(200) => thường dùng cho dự đoán xu hướng dài hạn
Khi đường giá cắt vào đường SMA và đi xuống cho biết xu hướng thị trường sẽ giảm và ngược lại khi đường giá cắt vào đường SMA và đi lên cho biết xu hướng thị trường sẽ tăng.
Bollinger Band
Đường Bollinger là 2 đường cặp song kèm vào đường giá. Đường SMA sẽ nằm giữa 2 đường này. Khi đường giá chạm vào đường Bollinger thì giá sẽ bị phản ngược lại. Ví dụ như khi giá chạm vào đường Bollinger dưới thì lập tức sẽ nảy lên ngay, còn khi chạm vào trên thì bị dội ngược xuống.
Khi 2 đường Bollinger này co hẹp lại vào đường giá sẽ báo hiệu một chu kỳ tăng/giảm cực mạnh. Đường này không hữu dụng cho lắm nhưng vẫn phải kết hợp lại để phân tích chuẩn xác hơn.
EMA Period
Còn gọi là đường trung bình di động hàm mũ, đường này thuộc về mức độ nâng cao của SMA khi theo cực sát mức giá. Hay nói cách khác SMA chỉ sử dụng để đoán xu hướng giá tương lai còn EMA sử dụng để phản ứng lại sự thay đổi ngắn hạn của giá. Việc sử dụng EMA hay SMA tùy thuộc vào sở thích của mỗi người vì cơ bản 2 đường này giống nhau.
MACD
Còn gọi là đường trung bình di động hội tụ phân kỳ. Đường này cho biết khi nào thì nên mua và khi nào thì nên bán. Trên Poloniex chúng ta sẽ thấy đường MACD màu vàng, đường SIG màu tím và đường Zero nằm ngay giữa.
- Khi đường MACD cắt vào đường SIG và chạy lên trên thì đó là chu kỳ mua.
- Khi đường MACD cắt vào đường SIG và chạy xuống dưới thì đó là chu kỳ bán.
- Khi đường MACD cắt vào đường Zero và chạy lên trên thì thị trường đi lên.
- Khi đường MACD cắt vào đường Zero và chạy xuống dưới thì thị trường đi xuống.
Buy – Sell Order
Ngoài ra sàn Poloniex còn bị chi phối rất mạnh bởi “whale”. Bạn cần phải nhìn vào khối lượng đơn hàng để biết mức cản hay mức nâng đỡ hiện tại. Bằng cách nhìn vào mục Sell Order, chúng ta sẽ thấy có một lượng lớn đơn hàng trị giá 126.4 BTC bán ETH ở mức giá 0.0118 và 166.8 BTC bán ETH ở mức giá 0.0125.
Điều đó có nghĩa là nếu ETH muốn nhảy vọt lên trên thì cần phài phá vỡ bức tường cản ở mức giá đó.
3. Các mô hình nến đặc biệt để dự đoán xu hướng
Dưới đây mình liệt kệ vài mẫu Nến đặc biệt, chúng quan trọng hơn các mẫu nến thông thường vì dựa vào hình dáng có thể biết xung lượng của nhóm Trader BUY, SELL – Nhóm nào đang chiếm ưu thế, nhóm nào đang kiệt sức,…
Doji candle là mô hình Nến phổ biến, đây là dấu hiệu cho thấy một đợt đảo chiều chuẩn bị xảy ra do lực mua/bán đang dần kiệt quệ. Ví dụ: Trên một xu hướng tăng, ở đỉnh tạm thời có một Doji thì khả năng đã có đỉnh, cơ hội SELL đã tới. Các Trader thường kết hợp thêm các công cụ chỉ báo khác hoặc Mô hình giá Price Action chứ không chỉ dựa vào mỗi một cây Nến để ra quyết định giao dịch, thế nên Doji chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh đảo chiều.
Ngoài ra, Doji còn đóng vai trò là công cụ xác nhận theo sau cây nến trước đó.Mẹo: Nếu nến Doji xuất hiện ở các mức cản (Ví dụ: cản từ Trendline, kênh giá Channel, fibonacci retracement, pivot points….) thì bóng nến đóng vai trò là cản “tâm lý”, sức cản tăng khủng khiếp.
Gravestone doji là trường hợp đặc biệt của Nến Doji, nếu sau một Trend dài và xuất hiện mô hình Nến “Mưa sao băng” thế này thì hơn 90% sẽ bắt đầu đảo chiều.
Nếu đang giữ lệnh Mua thì đây là thời điểm nên chốt lời kẻo bị giảm lợi nhuận.
A dragonfly candlestick tương tự mẫu nến Gravestone doji, dùng cho thị trường giảm giá tới đáy. Các Trader thường gọi đây là nến Rồng bay. Ảnh ví dụ bên phải cho thấy lực bán đã chấm dứt và một Trend tăng bắt đầu sau khi nến dragonfly xuất hiện. Tên thường gọi của cây nến này là ” chân dài “
Spinning top là tên thứ 3 trong dòng họ Doji, tuy nhiên cây này không có lập trường như 2 mẫu nến Doji ở trên, nó xuất hiện cho thấy tình hình đang bất phân thắng bại, cần có cây nến theo say để xác nhận chứ một mình cây này chưa nói lên điều gì, chỉ thể hiện cần cảnh giác và tiếp tục theo dõi các cây nến sau để có cái nhìn chuẩn xác hơn.
A spinning top candlestick là anh em sonh sinh với cây Spinning, chỉ khác ở chỗ có “mập” hơn, một chùm nến Spinning nhỏ sau khi đà tăng thể hiện số đông đang dè chừng, chờ động thái tiếp theo, có thể chỉ là một đợt nghỉ ngơi dưỡng sức, sau đó lại tăng mạnh hoặc cũng là dấu hiệu cho thấy đội Bull đã mệt mỏi và sắp sửa buông xui. Vào thời điểm này việc có thể làm là chờ đợi một cây nến Breaout tăng hay giảm mạnh để quyết định.
Hanging man và shooting star là 2 cây nến báo hiệu giảm giá, thường hiện diện ở đỉnh núi, đặc điểm
chính là mẫu nến này là
Có Body ngắn và bóng nến dài, tối thiểu là dài gấp đôi thân nến.
Bóng nến dài cho thấy đội SELL đang dần chiếm ưu thế, theo sau cây Shooting này là nến giảm thì cơ hội Bán đã tới, Stop Loss ở trên bóng nến.
Hammer và inverted hammer candlesticks có chức năng tương tự mẫu nến “treo cổ” và Shooting ở trên, thường có mặt trong thị trường giảm giá và dầu hiệu của sự đảo chiều, thấy mẫu nến này thì tiếp tục đợi cây nến theo sau hoàn thành, nếu là nến tăng thì mua vào và cắt lỗ dưới bóng nến, chỉ có vậy thôi. Mô hình này đơn giản dễ chơi và dễ trúng thưởng.
II/ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ
Dựa trên giả thuyết là lịch sử có khuynh hướng lập lại chính nó, do vậy những gì đã từng xảy ra trong quá khứ sẽ tạo ra những khuôn mẫu, trong tương lai có dịp gặp lại thì thị trường cũng phản ứng gần như “y chang”. Ví dụ với kiểu biểu đồ kinh điển Vai – Đầu – Vai, hay Double Top, Bottom,…nếu chưa từng nghe qua mấy tên này cũng không sao, bài viết này sẽ hệ thống và tổng hợp những gì nền tảng nhất để làm hành trang cho các bạn tự học giao dịch.
1. Những dạng địa hình
Có 2 môi trường chính là: Có xu hướng và Sideway. SW có 2 nhóm nhỏ hơn: Sw biên độ hẹp và Sw trong
biên độ rộng.
Ảnh trên ghi nhận lại thời điểm thị trường có xu hướng rõ rệt, tăng hoặc giảm, ai cũng nhìn thấy được mà không phải cố gắng tưởng tượng. Còn ảnh dưới đây chỉ thị trường Sideway, để dễ quan sát ta kẻ một kênh nằm ngang.
Khi thị trường đi ngang như vậy thì chỉ có nước đợi giá có bước chuyển mình mang tính đột phá, không nên đoán già đoán non vì hành động đó không khác gì đánh bạc (Trừ phi bạn rất am hiểu về thị trường, hiểu rõ tác động của những tin tức lên thị trường như george soros, xâu chuỗi những sự kiện kinh tế riêng lẻ để dự đoán một xu hướng mới sắp diễn ra) Nếu không có trình độ chuyên môn sâu về tài chính – kinh tế thì đứng ngoài cho lành. Trong các bài viết trước tác giả cũng nhiều lần đề cập tới chiến lược hoãn bình, không làm gì cả đợi cơ hội chín mùi, điều này luôn luôn đúng trong thị trường In range. Liều lĩnh nhảy vào bắt đáy, đỉnh có thể ăn dầy hơn nhưng chỉ 50% thắng lợi.
2. Các mô hình giá quan trọng
Mô hình Flag pattern
Mô hình này theo thống kê thì độ chính xác hơn 85% . Nhận diện mô hình này rất đơn giản, đây thuộc nhóm Continuos Pattern, dạng biểu đồ có xu hướng tiếp diễn, nếu hiện đang trên đà tăng thì khi mô hình Flag này xuất hiện sẽ kéo theo một đợt tăng giá khác. Cơ hội giao dịch khi giá điều chỉnh và tạo nên những lá cờ như ảnh minh họa, khi giá tăng phá vỡ kênh giảm nhỏ là lúc mua vào. Mô hình này gặp thường xuyên vì rất hiếm khi một Trend tăng trọn vẹn mà thường có lúc điều chỉnh cân bằng giá. Theo kinh nghiệm riêng, bạn nên áp dụng Fibonacci cho đoạn tăng gần nhất, nếu trong Trend mạnh thì giá thường hồi Retracement tới vùng 38,2% còn Trend tương đối yếu thì có thể Retrace tới 61,8%. Biết được bí mật này để đặt lệnh Stop Loss thông minh hơn.
Mô hình Pennant pattern và Ascending triangle
Mô hình này có biệt danh là “bà bầu” vì trông giống một woman + bầu hơi nhọn
Cơ hội giao dịch với mẫu hình giá này là đợi giá đi tới cuối con đường, như ảnh minh họa, thị trường đang đi xuống nhưng nếu đi tới đỉnh tam giác cân rồi mà lại tăng vọt lên thì xem như mô hình bị lỗi, khi đó bỏ qua tín hiệu này, trường hợp nó giảm theo trend thì có thể SELL.
Mô hình Ascending triangle, tam giác tăng, khác ở chỗ cạnh dưới tam giác tăng, cùng “băng đảng” tiếp diễn nên 2 mô hình này dự báo xu hướng tiếp diễn. Chiến thuật này đánh theo kiểu Soros, sẵn sàng mua giá cao để chốt lời cao hơn, khi chấp nhận trade theo price pattern thì bạn có thể mua giá cao! không như chiến thuật săn hàng giá rẻ
Trên thực tế bạn sẽ thường xuyên bắt gặp các mô hình giá kiểu này. Nhìn mãi sẽ quen thôi, không có cách nào khác, hễ là đang giảm thì chắc chắn sẽ tạo ra những mô hình tiếp diễn như vậy. Phát hiện những Pattern này để lướt theo sóng.
Mô hình Double Top M
Như tên gọi của nó, Double Top là mẫu hình đỉnh. Quá trình hình thành mô hình M như sau:
- Giai đoạn 1: Xu hướng tăng rõ ràng
- Giai đoạn 2: Có một cú giảm tương đối mạnh
- Giai đoạn 3: Hồi phục tăng test đỉnh nhưng thất bại, không thể vượt qua đỉnh cũ
- Giai đoạn 4: Giá giảm mạnh qua đường Base
Cách giao dịch với mô hình Double này cũng khá đơn giản, đợi Breakout xong, giá hồi lên test lại đường Base để vào lệnh. Tương tự khi thị trường giảm tạo nên mẫu W, mô hình 2 đáy. Bạn thấy sau khi Breakout thì nó hồi lại tý, đợi hồi xong vào lệnh theo Trend.
Mô hình Vai – Đầu – Vai (Head & Shoulder)
Tên gọi này xuất phát từ hình dạng của mô hình, Vai trái – Đầu – vai phải và đường cổ được xem là ranh giới xác định đảo chiều. Quan sát 2 ảnh minh họa trên, khi giá tạo thành vai trái và đầu ta đợi vai phải hình thành, phá vỡ trendline màu xanh dương là dấu hiệu quan trọng để nhận biết xu hướng tăng bị lung lay nhưng sẽ chắc chắn hơn khi mô hình Vai – Đầu – vai hoàn thành,khi đó sẽ SELL off cực mạnh.
Mô hình cái tách – tay cầm
Đây là Pattern cuối cùng mình giới thiệu, Pattern này đánh 1 vòng và xác nhận xu hướng mới, trông giống hình dạng cái cốc + tay cầm. Khi giá tăng vượt “tay cầm” là thời điểm thích hợp để mua vào.